KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN VÀ 7 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CẦN TRÁNH

Với tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế sau đại dịch, kinh doanh nhượng quyền đã trở thành một lựa chọn khởi nghiệp phổ biến. Thay vì phải bắt đầu một hành trình dài từ việc tìm ý tưởng, học công thức, bổ sung kinh nghiệm thì hình thức này sẽ giúp người kinh doanh nhanh chóng đạt thành công. Tuy nhiên, thành công đến sớm không đồng nghĩa với việc có thể duy trì lâu dài. Muốn phát triển bền vững với nhượng quyền kinh doanh, bạn phải có những kiến thức nhất định để tránh được những sai lầm không đáng có.

Là đơn vị sở hữu 10 năm kinh nghiệm và đã làm nên thành công cho hơn 3000+ đại lý nhượng quyền trên toàn quốc. Hệ Thống Ẩm Thực Lâm Vũ đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra được 7 sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, nhưng đa số người mới bắt đầu đều gặp phải hiện nay.

Không tìm hiểu kỹ về hình thức kinh doanh nhượng quyền

Chưa biết đường đi mà đã mang xe ra chạy là một trong những quyết định ngớ ngẩn nhất nhưng lại vô cùng phổ biến. Việc thiếu hiểu biết về các lý thuyết kinh doanh nhượng quyền sẽ dẫn đến nhiều câu chuyện như:

  • Chọn sai hình thức nhượng quyền vì nghĩ mô hình nào cũng như nhau.
  • Không hiểu về các điều khoản hợp đồng dẫn đến các “bẫy nhượng quyền”.
  • Phát sinh nhiều sai sót trong quá trình kinh doanh.

Để tránh xảy ra các hệ lụy đáng tiếc về sau, Lâm Vũ khuyên người đầu tư cần chủ động trang bị kiến thức ngay từ ban đầu. Đặc biệt là các quy định pháp lý về kinh doanh và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

 

 

Ưu tiên chọn mô hình nhượng quyền đang hot

Dục tốc bất đạt! Đừng quá vội vàng để rồi tự biến mình thành một “nhà đầu tư dễ dãi”. Nhìn lại thực tế thị trường nước ta một vài năm qua thì bạn sẽ thấy rõ điều này. Đó là sự lên ngôi mạnh mẽ và lụi tàn nhanh chóng của không ít các sản phẩm hot trend như: Trà chanh giả tay, trà mãng cầu, cà phê muối, bánh đồng xu phô mai,...

Hưởng ứng trào lưu, không ít các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ cũng ồ ạt ra đời với việc kinh doanh các sản phẩm trên. Nhưng kết quả thì sao? Trào lưu nhanh chóng lụi tàn và thương hiệu cũng dần đi vào quên lãng.

 

 

Chỉ chăm chăm về thương hiệu nhượng quyền

Theo các chuyên gia, 70% người chọn kinh doanh nhượng quyền một thương hiệu nhờ vào chiến lược marketing hiệu quả. Nhưng đó là câu chuyện của quốc tế. Tại Việt Nam, phần lớn chúng ta sẽ bị mê hoặc bởi bề nổi của tảng băng chìm, chỉ quan tâm đến tên tuổi của thương hiệu và yên tâm rằng: thương hiệu lớn thì uy tín sẽ cao.

Trong quá trình tư vấn và làm nên thành công cho hệ thống đại lý trên toàn quốc, Lâm Vũ cũng gặp rất nhiều trường hợp tương tự diễn ra. Khi hỏi về “lý do tại sao bạn lựa chọn Lâm Vũ để hợp tác nhượng quyền”, khá nhiều câu trả lời nhận được là yêu thích thương hiệu.

Đây thực sự là một câu trả lời khiến chúng tôi rất vui, nhưng cũng chứng tỏ 1 bộ phận người kinh doanh vẫn chưa tìm hiểu kỹ những vấn đề cốt lõi. Để kinh doanh thành công, đừng chỉ nhìn vào thương hiệu mà phải đi sâu về lịch sử của thương hiệu đó. Sự thành bại của các đại lý ra sao, các chiến dịch marketing đã diễn ra thế nào,...

 

 

Vội vàng nghĩ đến lợi nhuận

Chỉ thấy cơ hội mà ít khi nghĩ đến rủi ro cũng là một sai sót diễn ra khá nhiều hiện nay, đặc biệt là đối với nhượng quyền đồ uống take away. Học hỏi Highland, nhiều mô hình cà phê, trà sữa cũng lần lượt “xuống phố”. Dễ dàng bắt gặp nhất là các xe đẩy và booth cà phê.

Do còn non trẻ, nhiều mô hình chỉ có thể vạch ra được khung lợi nhuận mỗi tháng cho người hợp tác kinh doanh nhượng quyền. Và khó hiểu thay là người kinh doanh cũng chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Mà quên hẳn những vấn đề về sau, chưa từng đặt câu hỏi: 

  • Liệu thương hiệu sẽ giúp gì được cho chúng ta khi xảy ra 1 vấn đề?
  • Làm gì để mô hình có thể sinh lời bền vững sau 1 năm, 2 năm kinh doanh?
  • Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông hay cạnh tranh lớn, thương hiệu sẽ làm gì để hỗ trợ điểm bán?

 

 

Bị hiệu ứng fomo đánh vào tâm lý

Hiệu ứng fomo đánh vào cảm giác lo lắng của khách hàng, khi nghĩ rằng mình sắp bỏ lỡ một trải nghiệm có giá trị. Vận dụng hiệu ứng này, nhiều mô hình nhượng quyền thương hiệu đã thu về các “con mồi béo bở” với những chiêu bài như số lượng có hạn, đừng nên bỏ lỡ,...

Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam là quốc gia đứng hạng 8/12 thị trường có giá trị nhất cho việc mở rộng toàn cầu. Điều này chứng tỏ người Việt có đam mê rất lớn với khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp nhượng quyền. Nhưng đó cũng là điểm yếu để hiệu ứng fomo có thể đánh 1 đòn vào tâm lý người Việt.

Để khắc phục điểm yếu này, mỗi chúng ta chỉ có thể thận trọng hơn trước mỗi quyết định để không bị fomo chi phối và tránh trở thành 1 quân cờ trong thị trường kinh doanh nhượng quyền Việt Nam.

 

 

Đánh giá sai chi phí nhượng quyền

Câu hỏi nhiều nhất mà Lâm Vũ nhận được trong quá trình tư vấn chính là “chi phí nhượng quyền là bao nhiêu”. Điều này chứng tỏ chúng ta đã quên đi hoặc chưa biết về rất nhiều khoản phí khác.

Khi tìm hiểu về một thương hiệu, câu hỏi bạn nên đặt ra là “để kinh doanh nhượng quyền mô hình này, cần phải đóng những chi phí nào?”. Không chỉ là phí đầu tư, bạn còn có thể tốn thêm các khoản bị quản lý thường niên, phí phân chia doanh thu hàng tháng, phí bảo hộ,... 

Với mô hình nhượng quyền của Hệ Thống Ẩm Thực Lâm Vũ, ngoài phí nhượng quyền và đầu tư trang thiết bị thì đại lý sẽ không cần tốn thêm bất cứ chi phí nào. Tuy nhiên, nếu hợp tác với các thương hiệu khác, bạn cần hỏi thật rõ về các loại chi phí. Và tất nhiên, phải lập ra 1 bảng dự trù ngân sách và kế hoạch tài chính cho chính mình.

 

 

Nhượng quyền các mô hình 1 món

Xu hướng đa dạng món lên ngôi khiến các mô hình kinh doanh nhượng quyền 1 món không chỉ trở nên lỗi thời, mà còn yếu thế về mặt doanh thu.

Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến 1 mô hình nhượng quyền đa dạng món ăn? Chúng ta sẽ có thể tích hợp nhiều dòng sản phẩm trên menu của mình, từ đó phục vụ đa dạng tệp khách hàng.

 

 

Không chỉ vậy, quyết định này còn giúp bạn tối ưu về mặt chi phí. Doanh thu điểm bán sẽ tăng lên với chi phí mặt bằng không đổi, chi phí nhân công cũng không đổi. Kể cả thời gian diễn ra kinh doanh cũng sẽ giữ nguyên không đổi.

Hiện nay, nhượng quyền đa dạng món ăn của Hệ Thống Ẩm Thực Lâm Vũ là một trong những mô hình tiên phong trong xu hướng đa dạng doanh thu - giữ nguyên chi phí. Hiện mô hình đang được nhân rộng mạnh mẽ, mang lại cho đại lý 1 cơ hội cải thiện thu nhập cực lớn, lên đến hơn 20 triệu đồng mỗi tháng với thời gian kinh doanh chỉ từ 2 - 4 giờ mỗi ngày.

Chọn lọc đối tác một cách thận trọng, ra quyết định một cách khôn ngoan là cách duy nhất để giúp bạn thành công khi quyết định kinh doanh nhượng quyền. Lâm Vũ chúc bạn sẽ trở thành một nhà đầu tư sáng suốt thông qua bài viết này.

---------------------------------------------------

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ

Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.4747

🏢Trụ Sở Chính: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM

📲Facebook: https://www.facebook.com/hethongamthuclamvu

🌐Website: https://lamvugroup.vn

🎥Youtube: http://bit.ly/lamvugroup

🎬Tiktok: https://bit.ly/lamvugrouptiktokNQ

📱Zalo OA: https://zalo.me/lamvugroup


 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

TOP 5 THƯƠNG HIỆU KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN UY TÍN NĂM 2024


Trong giai đoạn nửa đầu năm 2024, thị trường kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động với sự phát triển bùng nổ của các mô hình F&B và hệ thống cửa hàng
XEM THÊM

VÌ SAO NHƯỢNG QUYỀN ĐỒ ĂN SÁNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU HƠN TỰ MỞ QUÁN?


Với tỷ lệ rủi ro cực thấp, kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng đang là ý tưởng khởi nghiệp được quan tâm hàng đầu 2023. Hãy cùng Lâm Vũ Group tìm hiểu qua bài viết sau.
XEM THÊM

ĐỘT PHÁ DOANH THU NGÀY KHAI TRƯƠNG VỚI MÔ HÌNH HAMBURGER ÔNG TÂY


Cùng tìm hiểu về mô hình Hamburger Ông Tây để xem loại hình nhượng quyền này có bí thuật gì mà các đại lý của họ luôn luôn đột phá doanh thu trong ngày khai trương nhé!
XEM THÊM
CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM THỰC LÂM VŨ
Trụ sở chính: Lầu 5, Số 344 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng đại diện: Số 59, đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0315 951 866 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 10/10/2019
SĐT: 088 808 4747
Email: lamvu.gtvt@gmail.com