TOP 3 NHỮNG MÔ HÌNH F&B PHỔ BIẾN TRONG XU HƯỚNG KINH DOANH HIỆN NAY

Ẩm thực luôn là chủ đề hấp dẫn không chỉ với người sành ăn và còn là xu hướng kinh doanh đầy tiềm năng cho người đang mong muốn bước chân vào con đường khởi nghiệp. Bởi là lĩnh vực có nguồn khách hàng đông và đa dạng, cùng khả năng hồi vốn và sinh lời nhanh, kinh doanh ẩm thực hay còn được gọi là kinh doanh F&B nhận được những kỳ vọng to lớn từ thị trường.

Nói đến đây, có phải bạn đang nghĩ rằng việc khởi nghiệp trong ngành F&B là làm chủ các nhà hàng hay chuỗi quán ăn lớn?

Đừng vội, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết được 3 mô hình kinh doanh F&B vô cùng quen thuộc tại Việt Nam sau đây mới là xu hướng kiếm tiền hàng đầu hiện nay. Cùng Lâm Vũ Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xu Hướng Kinh Doanh F&B Tại Việt Nam Hiện Nay




Từ những tác động nặng nề và diễn biến chưa biết ngày kết thúc của SARS-CoV-2, ngành F&B cũng vấp phải nhiều biến động. Giai đoạn từ năm 2020 từng được dự đoán là thời điểm vàng son của các xu hướng kinh doanh như nhà hàng buffet, bistro, bar … Nhưng đến nay những dự đoán này đã đi chệch hoàn toàn so với “quỹ đạo” thực tế.

Cũng không phải khách hàng hiện nay không muốn đến dùng bữa tại các nhà hàng mà thực sự là họ không có cơ hội. Dịch bệnh lây truyền, giãn cách xã hội, mất việc, thu nhập giảm … chính là những lý do hạn chế hành vi dùng bữa tại các nhà hàng hiện nay.

Xu hướng kinh doanh của ngành F&B hiện nay đã chuyển hướng sang các mô hình ẩm thực vừa và nhỏ:

  • Không đầu tư nhiều vốn nhưng thu lợi nhuận cao
  • Vừa rủi ro thấp, vừa đảm bảo có thể sống cùng và phát triển với đại dịch.
  • Giá món ăn hợp với túi tiền nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Từ đó, 3 mô hình F&B phổ biến nhất tại Việt Nam là Xe Đẩy, Hàng Rong và Cửa Hàng Nhỏ đã thuận lợi nắm lấy cơ hội “làm mưa làm gió” trên thị trường cơ hội kinh doanh.

3 Mô Hình F&B Phổ Biến Tại Việt Nam Hiện Nay

1.      Mô hình xe đẩy cố định

 



Lợi thế trong thời đại mới

“Con đường ngắn nhất đến trái tim là đi qua dạ dày”. Và cũng chính con đường này sẽ không bao giờ trở thành ngõ cụt đối với nhu cầu cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, khi mọi người đang muốn tận dụng tối đa quỹ thời gian, thì càng tạo đà cho mô hình kinh doanh bằng xe đẩy phát triển.

Các mô hình xe đẩy ẩm thực lên ngôi không chỉ để bắt kịp xu hướng kinh doanh  của xã hội mà còn vì xã hội, vì nhu cầu của người dân về một bữa ăn nhanh, tiết kiệm nhưng vẫn đảm chất lượng trong thời kỳ Covid hiện nay.

Một đặc điểm nữa giúp mô hình này trở thành lựa chọn kinh doanh hàng đầu là chi phí đầu tư thấp, không mang lại rủi ro tài chính cao cho người làm chủ.

 Xem thêm bài viết khác tại đây.

Mô hình kinh doanh chưa bao giờ cũ

Vì xã hội đang trong tư thế mọi thứ đều nhanh chóng, do đó, chúng ta lầm tưởng rằng mô hình xe đẩy chỉ mới có mặt tại Việt Nam những năm gần đây?

Quay ngược thời gian trở về quá khứ thì những xe đẩy bánh mì không biết đã có mặt tại Việt Nam từ thời gian nào, có thể là từ thế kỷ trước khi những cửa hàng phục vụ bánh mì tại chỗ dần được thay bằng hình thức bán mang đi, hoặc đầu những năm 2000 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa.

Đến giai đoạn năm 2012 – 2014 các mô hình cà phê take away nở rộ mang các xe đẩy cà phê, xe đẩy trà sữa lần lượt xuống phố. Từ sau năm 2015, xe đẩy bán thức ăn bước vào thời kỳ “lên đời” khi khoát lên mình danh xưng hiện đại bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu.

Cho đến hiện nay, nhượng quyền xe đẩy vẫn đang làm tốt công việc của mình khi trở thành 1 trong những xu hướng kinh doanh hot và an toàn hàng đầu trong thời đại mới.

Nhượng quyền xe đẩy nâng tầm văn hóa ẩm thực đường phố Việt Nam

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, ẩm thực đường phố Việt Nam xét về số lượng món ăn và độ đặc sắc thì chúng ta không hề thua kém bất cứ nền ẩm thực nào. Tuy nhiên, thực trạng thực phẩm bẩn đã làm giảm đi sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các món ăn đường phố của chúng ta.

Từ ngày các thương hiệu nhượng quyền xe đẩy đường phố ra đời, nhu cầu về nguồn nguyên liệu chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của người kinh doanh đã được giải quyết.

Giờ đây, hệ thống xe đẩy tại Việt Nam đang dần lấy lại hình ảnh với người tiêu dùng và bạn bè quốc tế với một diện mạo chỉn chu, phục vụ những món ăn chất lượng và trở thành một lựa chọn kinh doanh hoàn hảo cho người tiêu dùng.

2.      Gánh hàng rong




Nét văn hóa ẩm thực riêng biệt của Việt Nam

Sở dĩ gọi là gánh hàng rong là vì những người bán hàng xưa thường sử dụng đôi quang gánh để dễ di chuyển vào từng ngõ ngách, con hẻm. Ngày nay gánh hàng rong đã trở thành danh từ chung để chỉ những người bán hàng không cố định, không chỉ sử dụng đôi quang gánh mà còn có thể là các thúng chứa đồ ăn, các giỏ, thùng chở bằng xe đạp.

Những gánh hàng rong có thể bán những món ăn vặt như: Bánh tráng, kẹo ngọt và kể cả những món ăn “cồng kềnh” như bún riêu, súp, cháo… Lẫn với những âm thanh nhộn nhịp, tấp nập của phố phường Sài Thành hay Hà Thành là những tiếng rao quen thuộc: “Nào ai mua tào phớ đây”, “Ai bánh trôi, bánh chay, chè cốm nào”, “Bánh mì Sài Gòn đặc biệt thơm ngon” … Dẫu đều hết sức bình dị và đơn sơ nhưng đã tạo nên một nét rất riêng của ẩm thực Việt.

Lập nghiệp bằng gánh hàng rong?

Nhìn những gánh hàng rong lầm lũi, đơn giản như vậy, theo bạn nghĩ thu nhập từ loại hình này sẽ là bao nhiêu?

Không ít bài báo gần đây khẳng định bán hàng rong cũng là một xu hướng kinh doanh có thể mang về thu nhập ngàn đô mỗi tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số hiếm hoi trong lực lượng người bán hàng rong hùng hậu tại nước ta.

Đa phần việc bán hành rong không mang lại thu nhập cao và gần như cũng không có ai nghĩ đến việc lập nghiệp lâu dài cho bản thân bằng những gánh hàng rong.

3.      Cửa hàng nhỏ




Cửa hàng truyền thống đang chết dần

Vừa trở lại kinh doanh không được bao lâu, đại dịch lại tái bùng phát và cứ như thế lập đi lập lại khiến nhiều mô hình kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn. Trong đó, ảnh hưởng nặng nề và rõ ràng nhất chính là quán ăn truyền thống phục vụ tại chỗ.

Dọc theo tại các tuyến đường từng có hoạt động kinh doanh ẩm thực sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất của Sài Gòn như Phan Xích Long, Nguyễn Gia Trí, Tôn Đản, … nay đã trở nên vắng vẻ, đìu hiu, hàng loạt các cửa hàng truyền thống phải đóng cửa vì dịch, nặng hơn là phải treo biển sang nhượng mặt bằng.

Sự phát triển mạnh mẽ của mô hình cửa hàng take away

Ngày xưa, từ tờ mờ sáng, chỉ có những quán phở, hủ tiếu, bún riêu đã nghi ngút khói để chuẩn bị đón khách hàng. Nhưng đến những năm gần đây, kể cả giai đoạn chưa bùng phát dịch thì những cửa hành dạng take away cũng bắt “dậy sớm” để đón khách hàng.

Ban đầu, loại hình take away này chỉ dừng lại ở mô hình xe đẩy, nhưng lâu dần, nhận thấy những đòi hỏi cửa lực lượng kinh doanh về một mô hình mang đến nhiều lợi nhuận hơn, chuyên nghiệp hơn đã thúc đẩy cửa hàng take away ra đời và từng bước trở thành một trong những mô hình F&B được nhiều người chú ý.

  • Chi phí đầu tư thấp, nhất là hạn chế được chi phí bàn ghế và mặt bằng
  • Đáp ứng được yêu cầu tiện lợi, nhanh chóng trong cuộc sống hối hả hiện nay
  • Không phục vụ tại chỗ, góp phần hạn chế việc tụ tập ăn uống đông người
  • Các cửa hàng take away hướng đến phong cách chuyên nghiệp, giúp khách hàng có sự yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm

Bạn đã và đang mong muốn khởi nghiệp trong ngành F&B? Hãy lấy câu nói “làm giàu không khó” làm động lực cho con đường phía trước. Chúc bạn có được những quyết định đúng đắn cho mô hình của mình.

----------------------------------------------------------------------------------------------

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ

·        Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47

·        Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM

·        Website: https://lamvugroup.vn/

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN VÀ 7 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CẦN TRÁNH


Với tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế sau đại dịch, kinh doanh nhượng quyền đã trở thành một lựa chọn khởi nghiệp phổ biến. Thay vì phải bắt đầu một hành trình
XEM THÊM

TOP 5 THƯƠNG HIỆU KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN UY TÍN NĂM 2024


Trong giai đoạn nửa đầu năm 2024, thị trường kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động với sự phát triển bùng nổ của các mô hình F&B và hệ thống cửa hàng
XEM THÊM

VÌ SAO NHƯỢNG QUYỀN ĐỒ ĂN SÁNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU HƠN TỰ MỞ QUÁN?


Với tỷ lệ rủi ro cực thấp, kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng đang là ý tưởng khởi nghiệp được quan tâm hàng đầu 2023. Hãy cùng Lâm Vũ Group tìm hiểu qua bài viết sau.
XEM THÊM
CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM THỰC LÂM VŨ
Trụ sở chính: Lầu 5, Số 344 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng đại diện: Số 59, đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0315 951 866 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 10/10/2019
SĐT: 088 808 4747
Email: lamvu.gtvt@gmail.com