Định Nghĩa F&B Và Trào Lưu Nhượng Quyền Nở Rộ Tại Việt Nam

Kinh doanh F&B, cửa hàng F&B, nhượng quyền F&B, dịch vụ F&B … Vậy định nghĩa F&B là gì mà ghê gớm đến thế, vừa có “quan hệ rộng” khi kết hợp linh hoạt với các cụm từ, vừa ám ảnh chúng ta khi chúng được nhắc đến ở mọi lúc, mọi nơi.



 

Định nghĩa  F&B 


Chắc hẳn đã không dưới một lần bạn đã nghe thấy, nhìn thấy hoặc được hỏi về cụm từ này. Thực chất F&B là tên gọi tắt của ngành dịch vụ ăn uống. Hiện nay, lĩnh vực này đang là xu hướng kinh doanh khá phổ biến của nhiều nước phát triển trên thế giới, tất nhiên không thể thiếu Việt Nam.

 

Hiện nay, khi nhu cầu ăn uống và thưởng thức ẩm thực của con người cứ tăng lên sau mỗi một giây, thì ngành dịch vụ F&B này ngày càng có nhiều tiềm năng để phát triển. Từ khi có sự góp mặt của thành phần quan trọng này, nền kinh tế nước ta đã có thêm một làn gió mới. Ngoài sự đóng góp bền vững cho kinh tế nước nhà, thì còn thúc đẩy nền ẩm thực Việt mở rộng khắp năm châu. 

 
1. Định nghĩa FnB

 

1.1. Ngành F&B tại Việt Nam

 


Định nghĩa F&B


Nói một cách rõ hơn, F&B là một thuật ngữ viết tắt của Food and Beverage Service - một loại hình dịch vụ chuyên cung cấp và phục vụ ẩm thực, là bộ phận quan trọng hàng đầu trong mỗi khách sạn, nhà hàng, fast food,...

Tuy không còn là một lĩnh vực “trẻ” tại Việt Nam, nhưng F&B vẫn giữ được sự sôi động nhất nhì trong nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2018, ngành F&B chứng minh vị thế khi chiếm đến 15% tổng sản phẩm quốc nội – GDP.


Trong giai đoạn 2014 – 2019, ngành F&B của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18%/ năm (theo Euromonitor). Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng, xuất phát từ sự phát triển kinh tế, xã hội kéo theo những cải thiện trong đời sống, đặc biệt là sự quan tâm đúng mực của người dân dành cho sức khỏe của bản thân và gia đình.


1.2.  Xu hướng nhượng quyền F&B tại Việt Nam

 

Nhắc đến F&B tại Việt Nam, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến nhượng quyền thương mại.

Là một trong những “cánh tay” đưa ẩm thực và ngành kinh doanh ẩm thực Việt Nam vươn xa ra toàn thế giới, nhượng quyền F&B đang là một lĩnh vực tiềm năng, được đánh giá cao về khả năng phát triển cho cả doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền kinh doanh.

 

Trong ngành F&B, nhượng quyền được biết đến phần lớn là các nhà hàng, cửa hàng cà phê, mô hình đường phố…Những năm gần đây, thông qua tấm “passport thông hành” nhượng quyền thì nhiều “ông lớn” F&B của thế giới đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó phải kể đến như chuỗi thương hiệu của Golden Gate, Redsun hay McDonald's, Starbucks, KFC …

 

Thế nhưng, không chỉ là sân chơi của quốc tế, không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tự tin xây dựng các thương hiệu của riêng mình, từ năm 2007 đến nay, ngành nhượng quyền F&B ghi nhận sự phát triển vượt bậc của các thương hiệu trong nước như Trung Nguyên, Phở 24, Cà phê Ông Bầu, Bánh Mì Que Đà Nẵng … 

 

 

2. Ba thách thức lớn cho người làm chủ các mô hình F&B

 



Nhiều khó khăn thách thức cho người làm F&B


Với hơn 95 triệu dân và tinh thần đề cao triết lý “có thực mới vực được đạo”, Việt Nam đích thực là một thị trường béo bở cho ngành kinh doanh ẩm thực.

 

Tuy nhiên, dù bạn đang sở hữu một thương hiệu F&B mạnh, có tiếng trên thế giới thì bạn vẫn có đủ nguy cơ để bị “chết ngợp” trong “cơn bão” F&B tại Việt Nam.

 

 

2.1. Khách của bạn là người Việt đậm chất “người Việt”

 

Không chỉ là “niềm đau” của giới Marketing, mà câu chuyện tâm lý khách hàng luôn là vấn đề làm đau đầu các mô hình ăn uống.

Tại Việt Nam, xu hướng ẩm thực theo trào lưu được xem là cơ hội cũng như thách thức của nhiều ông chủ kinh doanh. Giới trẻ là đối tượng đang có sức chi phối lớn đến các trào lưu ẩm thực hiện nay. Tuy nhiên, đây lại là độ tuổi có khả năng thay đổi rất nhanh cả về tâm lý lẫn hành vi tiêu dùng, đồng nghĩa với việc mau chán hay độ trung thành rất thấp.

 

Vì thế, đã kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam, cần phải không ngừng mang đến cho khách hàng các trải nghiệm mới mẻ hoặc có sự cải tiến liên tục về món ăn để có thể trụ vững và không bị đào thải giữa thị trường F&B đầy biến động.

 

2.2. Cân bằng chất lượng và giá cả

 

Một trong những thách thức mà các điểm kinh doanh ăn uống đang phải đối mặt, đó là làm thế nào để vừa đưa ra những giải pháp tăng lợi nhuận hiệu quả, lại có thể không ngừng cải thiện chất lượng các món ăn.

Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào, cũng từ đó, người kinh doanh có vô vàng những lựa chọn cho chất lượng món ăn:

-         Giảm chất lượng nguyên liệu cho lợi nhuận cao hơn

-         Hay đảm bảo chất lượng món ăn cho sự phát triển lâu dài của điểm bán.


Đâu sẽ là quyết định của người kinh doanh khi còn biết bao áp lực chi phí như mặt bằng, trang thiết bị, nhân viên, thuế … đang đè nặng lên đôi vai của họ?

 

2.3. Tư duy của người kinh doanh

 

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia nhận định rằng - chủ các cơ sở ăn uống tại Việt Nam là những nhà kinh doanh có máu liều số 1 thế giới.

 

-         Chưa biết gì về kinh doanh vẫn kinh doanh.

-         Chế biến món ăn bằng công thức trên mạng.

-         Hôm nay quyết định, ngày mai mở bán

-         Bán 1 ngày, nghỉ ngơi 2 ngày

 

Đây thực sự là bài toán khó của ngành F&B tại Việt Nam, vì hầu hết người làm chủ đều nhận thấy những hạn chế của bản thân, tuy nhiên, họ vẫn quyết định làm. Phần lớn nguyên nhân là từ những ảo tưởng về lợi nhuận và tâm lý “tiều phu đốn củi” của người Việt.

 

3. Thách thức thứ 4 và xu hướng kinh doanh F&B thời đại mới

 

Tất cả những dữ liệu ở phần 1.1 rất khả quan … cho đến khi “cơn địa chấn” mang tên Covid-19 gieo rắc nỗi ám ảnh của nó trên hầu hết các lĩnh vực. Nhưng có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến ngành F&B.

Khi mà doanh thu của mô hình kinh doanh theo chuỗi nhà hàng, cửa hàng lớn giảm đáng kể so với thời điểm trước khi dịch bùng phát. Thì các mô hình nhỏ mà tiêu biểu là nhượng quyền xe đẩy dường như đã có trước kịch bản để đối phó khi “sóng gió” nổi lên.


Nhà hàng đóng cửa hàng loạt, quán cà phê không một bóng người, trên các tuyến đường lớn như Nguyễn Trãi, Phan Xích Long, Cách Mạng Tháng 8 vô số biển “sang mặt bằng” hiện lên … nhưng đó không phải câu chuyện của của các mô hình xe đẩy.

 


Xe đẩy nhượng quyền F&B là xu hướng kinh doanh nổi bật những năm gần đây


Giai đoạn 2020 – 2021, ghi nhận sự bứt phá của các mô hình nhượng quyền xe đẩy F&B:

-         Không tụ tập đông người trong không gian kín

-         Giải quyết “cơn ngán” cơm nhà 3 buổi thời cách ly

-         Hình thức nhượng quyền giúp hỗ trợ người kinh doanh dù chưa có kinh nghiệm

 

Nhiều cái tên nổi lên trong giai đoạn như Bánh Mì Que Đà Nẵng, Cà Phê Ông Bầu, Hamburger Ông Tây … với số lượng điểm bán tăng nhanh và lượng khách hàng đông đảo.

Không chỉ vậy, xu hướng mua hàng nhanh – gọn tại các xe đẩy hè phố đang từng ngày ăn sâu vào tư tưởng người tiêu dùng, và có khả năng cao, sẽ thay thế cho thói quen ăn uống ngay tại các cửa hàng khi đại dịch kết thúc.

Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã hiểu rõ F&B là gì. Và liệu, lĩnh vực đầy cơ hội cũng như nhiều thách thức này có dành cho bạn. Còn nói về mô hình nhượng quyền xe đẩy, bạn nghĩ sao về hình thức này, nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 088.808.47.47, đội ngũ Lâm Vũ Group luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn các mô hình xe đẩy nhượng quyền tốt nhất hiện nay.

---------------------------------------------------

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ

·        Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47

·        Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM

·        Website: https://lamvugroup.vn/

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

VÌ SAO NHƯỢNG QUYỀN ĐỒ ĂN SÁNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU HƠN TỰ MỞ QUÁN?


Với tỷ lệ rủi ro cực thấp, kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng đang là ý tưởng khởi nghiệp được quan tâm hàng đầu 2023. Hãy cùng Lâm Vũ Group tìm hiểu qua bài viết sau.
XEM THÊM

ĐỘT PHÁ DOANH THU NGÀY KHAI TRƯƠNG VỚI MÔ HÌNH HAMBURGER ÔNG TÂY


Cùng tìm hiểu về mô hình Hamburger Ông Tây để xem loại hình nhượng quyền này có bí thuật gì mà các đại lý của họ luôn luôn đột phá doanh thu trong ngày khai trương nhé!
XEM THÊM

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG SAU TẾT, KẺ ĐỔ XÔ XIN VIỆC, NGƯỜI BÁN BÁNH MÌ QUE


Quay lại sau Tết Nguyên Đán, khá nhiều người lựa chọn kinh doanh bánh mì que. Lý do của sự thay đổi này đến từ đâu, hãy cùng Lâm Vũ Group tìm ra câu trả lời.
XEM THÊM
CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM THỰC LÂM VŨ
Trụ sở chính: Lầu 5, Số 344 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng đại diện: Số 59, đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0315 951 866 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 10/10/2019
SĐT: 088 808 4747
Email: lamvu.gtvt@gmail.com