Nhận thấy sự khó khăn trong việc dựng nên, vận hành và duy trì thành công một cơ sở kinh doanh. Nhiều người Việt đã bắt đầu làm quen với nhượng quyền thương hiệu. Cũng từ đó thì hình thức này như cá gặp nước, thuận lợi phát triển sôi động ở nước ta.
Theo số liệu ngày 01/04/2019, nước ta hiện có hơn 8.475 chợ, 1.009 siêu thị, 210 trung tâm thương mại cùng dân số trên 96,2 triệu người, được các nhà đầu tư ngoại đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại.
Từ lâu thì các hình thức nhượng quyền thương hiệu đã xuất hiện tại Việt Nam. Đó có thể là vào những năm 90, tuy nhiên vẫn chưa được mấy ai chú ý đến. Mãi cho đến 15 năm trở lại đây, hoạt động nhượng quyền này mới được quan tâm nhiều hơn rồi dần phát triển nhanh chóng, bình quân tăng 15 – 20% mỗi năm.
Ngày càng nhiều “ông lớn” quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam. Người Việt có thêm cơ hội dùng hàng theo công thức quốc tế, hưởng dịch vụ quốc tế. Và quan trọng nhất là cơ hội khởi nghiệp cùng các thương hiệu quốc tế.
Theo các cam kết mở cửa sau hiệp định thương mại tự do thì cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam đã được ban hành. Việc hàng loạt thương hiệu quốc tế tìm đến sân chơi Việt Nam là điều dễ hiểu. Chỉ sau 11 năm hội nhập từ 2007 đến 2018, Việt Nam đã cấp phép cho 213 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam, gồm các tên tuổi lớn như: McDonald's, KFC, Burger King Lotteria, Rossi,…
Lĩnh vực được nhượng quyền thương hiệu đông nhất chính là là chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng chiếm 41,31%; sau đó lần lượt là cửa hàng bán lẻ 15,49%; thời trang 14,08%; giáo dục - đào tạo 11,47%.
Một lý do khác mang lại sự sôi động cho thị trường nhượng quyền trong nước chính là người dân Việt, mà đặc biệt là giới trẻ đang làm quen nhanh với xu hướng tiêu dùng. Họ sẵn sàng chi tiền cao hơn cho những mặt hàng có thương hiệu. Họ nhu cầu cao hơn về sự tiện lợi cùng những trải nghiệm chất lượng tuyệt vời.
Đừng quên một điều là bên cạnh các công ty quốc tế thì nhiều thương hiệu Việt như Trung Nguyen Coffee, Phở 24, Kinh Do Bakery, Lâm Vũ Group,… cũng là các đơn vị nhượng quyền khá thành công tại thị trường quê nhà.
Chia sẻ của chị Hiền, một đại lý tham gia nhượng quyền với mô hình Bánh Mì Que Đà Nẵng: “Thấy người khác đã thành công, thương hiệu cũng nổi tiếng nên mình đã mạnh dạn đăng ký nhận nhượng quyền. Từ một người không biết gì về kinh doanh thì giờ đây mình đã cải thiện được cuộc sống cho cả gia đình nhờ quyết định nhượng quyền này”.
Không phải ngẫu nhiên mà cụm từ “khởi nghiệp” nhiều lần đứng đầu trong danh sách từ khóa được tìm kiếm. Do thu nhập công nhân, văn phòng tại Việt Nam ở mức trung bình thấp nên một bộ phận lớn người Việt đã ấp ủ giấc mơ kinh doanh từ khá sớm.
Nhu cầu là thế nhưng con đường này không hề dễ đi. Không có một con số cụ thể về tỷ lệ khởi nghiệp thất bại, nhưng thông qua việc tìm kiếm các nguồn thông tin thì có thể nhận ra tỷ lệ này đâu đó ở mức tầm 90%. Thiếu kinh nghiệm chính là nguyên nhân lớn tạo nên con số khổng lồ như trên. Và cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy sự sôi động của thị trường nhượng quyền.
Phí nhượng quyền thương hiệu trao tay thì bất cứ ai cũng có thể bắt đầu con đường làm chủ. Dù là hợp tác cùng các thương hiệu nhượng quyền Việt Nam hay quốc tế. Dù là nhà hàng lớn hay xe đẩy vỉa hè, dù là nhượng quyền bánh mì hay nhượng quyền cà phê. Nếu đảm bảo đủ một số yếu tố mà bên chủ quản thương hiệu đưa ra thì bạn đã được chính thức bắt đầu con đường khởi nghiệp.
Tham khảo mô hình nhượng quyền Bánh Mì Que Đà Nẵng tại đây.
Tùy vào hình thức nhượng quyền mà bạn sẽ có một danh mục những điều được cung cấp bởi đơn vị hợp tác. Đó có thể chỉ là tên thương hiệu, công thức chế biến, cách vận hành, cách tiếp thị,… Nhưng cũng có thể là toàn bộ từ A đến Z cho một mô hình kinh doanh.
Nhưng dù là hình thức nào đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ nhận được sự đồng hành của một thương hiệu lớn. Họ có nghĩa vụ hỗ trợ bạn, đưa ra các tư vấn, tham mưu cùng bạn trong suốt quá trình hợp tác giữa hai bên.
Thương hiệu lớn, tồn tại nhiều năm trên thị trường đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ngay một lượng khách nằm trong tệp khách hàng đã trung thành với thương hiệu đó. Ngoài ra, với uy tín sẵn có của thương hiệu, bạn sẽ tự tin mở cửa kinh doanh mỗi ngày mà chẳng phải đau đầu với bài toán tìm chỗ đứng trên thị trường.
Lâm Vũ Group là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền thức ăn sáng tại Việt Nam. Với hơn 2300 điểm bán khắp cả nước, chúng tôi đã hiện thức hóa hàng ngàn câu chuyện kinh doanh và mang lại thành công cho biết bao giấc mơ khởi nghiệp.
Chỉ vài phút để nghe tư vấn, bạn sẽ hiểu thêm về các mô hình đến từ Lâm Vũ Group và nắm trong tay một cơ hội làm chủ kinh doanh tuyệt vời.
Với mức giá nhượng quyền thương hiệu chỉ từ 22 triệu cho trọn bộ mô hình, không phí thường niên, không phụ phí khác. Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thành công với các mô hình của chúng tôi. Liên hệ tổng đài 088.808.47.47 để nhận ngay các hỗ trợ đến từ Lâm Vũ Group. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay.
KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ
· Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47
· Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM
· Website: https://lamvugroup.vn/
XEM THÊM:
5 Lý Do Nên Kinh Doanh Bánh Mì Que Có Thể Bạn Chưa Biết
Hướng Dẫn Cách Làm Nước Sốt Bánh Mì Que Đà Nẵng Đơn Giản, Chuẩn Vị
Cách Làm Nóng Bánh Mì Que - Điều Chỉnh Thời Gian Và Nhiệt Độ Phù Hợp