Bạn đang tự tay làm nên những mẻ bánh mì que đầu tiên trong đời mình. Để hỗ trợ bạn làm nên những sản phẩm ngon nhất, các chuyên gia bánh mì tại Lâm Vũ Group sẽ hướng dẫn bạn cách làm nóng bánh mì que. Tưởng chừng là đơn giản nhưng đây là công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định thành hay bại của cả món ăn.
Không đơn giản như nhiều bà nội trợ nghĩ, việc làm bánh mì que nóng giòn đến độ thích hợp mà không bị cháy phần vỏ bánh khá khó khăn. Mặt khác thì đây là công đoạn cuối cùng trước khi thưởng thức, nếu không cẩn thận thì bạn sẽ làm lãng phí cả một quá trình chế biến trước đó.
Để làm nóng bánh mì que chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp, dễ thực hiện nhất là sử dụng các loại lò nướng. Thậm chí nếu không có sẵn, bạn có thể thay thế bằng nồi chiên không dầu hay nướng bằng lò than.
Tham khảo các loại lò hâm nóng bánh mì que tại đây.
Với nhiều năm kinh nghiệm cùng thương hiệu Bánh Mì Que Đà Nẵng, Lâm Vũ Group sẽ đưa ra cho bạn một số lời khuyên để bạn có thể làm nên những mẻ bánh giòn, ngon và hấp dẫn nhất.
Mức nhiệt độ hoàn hảo là 230 độ C, tuy nhiên tùy vào chất lượng hoạt động của lò nướng mà con số này có thể thay đổi. Nếu là lò nướng mới hãy bắt đầu ở con số 200 độ C rồi canh chỉnh dần khi đã quen thuộc với chiếc lò nướng ấy.
Một lưu ý khác cho bạn là hãy làm nóng lò nướng khoảng 5 phút trước khi cho bánh mì que vào, quét thêm một lớp bơ thơm để tăng thêm độ hấp dẫn và màu sắc cho món ăn.
Bánh mì que đã nướng rồi mà chưa dùng hết thì nướng lại bánh mì ở nhiệt độ bao nhiêu?
Bánh mì que sẽ không còn ngon nếu không dùng ngay sau khi nướng lần đầu tiên. Nếu bạn muốn nướng lại lần 2 thì đừng để quá 200 độ C và thời gian nướng cũng đừng nên vượt quá 1 phút
Với mức nhiệt 230 độ C thì 1 phút 30 giây sẽ là thời gian lý tưởng để tạo nên một ổ bánh mì que nóng giòn sực sực, vỏ vàng óng mà không bị cháy.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây.
Có 2 xu hướng để chế biến món bánh mì que. 1 là chỉ nướng phần vỏ bánh mì, nướng xong mới thêm nhân vào. Cách thứ 2 là thêm nhân vào trước, rồi mới cho vào lò nướng. Mỗi cách sẽ có lý do riêng để chúng ta lựa chọn.
Đây là cách làm nóng bánh mì que đơn giản, thời gian nướng nhanh và nếu có lỡ cháy xém thì cũng không làm ảnh hưởng đến phần nhân. Công việc của chúng ta là để nguyên chiếc bánh vào lò nướng. Sau khi lấy ra thì mới bắt đầu rọc bánh rồi thêm nhân vào.
Phương pháp này nhanh, gọn, tránh được việc làm rơi đổ các nguyên liệu vào lò nướng. Tuy nhiên thì các thành phần của nhân như pate, chà bông, rau dưa sẽ không được hâm nóng như cách thứ 2.
Không chỉ giúp hâm nóng nhân, phương pháp còn tạo nên một hương thơm vô cùng hấp dẫn trong quá trình nướng bánh. Những thành viên trong gia đình sẽ được thưởng thức món bánh giòn bên ngoài, ấm nóng bên trong. Cùng hương thơm đánh thức khứu giác, vị giác của cả những thành viên kén ăn nhất.
Do phải nướng trong nhiệt độ cao nên hãy hạn chế sử dụng cà chua hay dưa chuột làm nhân cho món bánh mì que. Không chỉ không phù hợp với món ăn này, mà đây còn là những loại rau củ mọng nước, có thể héo khô sau quá trình nướng nóng.
Với những lời khuyên về cách làm nóng bánh mì que của Lâm Vũ Group từ bài viết hôm nay, chúc các đầu bếp tại gia sẽ làm nên những món ăn thật tuyệt cho gia đình mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
----------------------------------------------------------------
KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ
· Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47
· Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM
· Website: https://lamvugroup.vn/
XEM THÊM:
5 Lý Do Nên Kinh Doanh Bánh Mì Que Có Thể Bạn Chưa Biết
Hướng Dẫn Cách Làm Nước Sốt Bánh Mì Que Đà Nẵng Đơn Giản, Chuẩn Vị
Cách Chọn Lò Nướng Bánh Mì Que - 5 Kinh Nghiệm Mua Lò Cho Gia Đình