NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ NHƯỢNG QUYỀN BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Nhượng quyền thương hiệu (franchise) từ lâu đã không còn là một khái niệm xa lạ với chúng ta. Từ sự kiện gia nhập WTO năm 2007, thị trường Việt Nam đã chính thức trở thành một “sân chơi” lớn cho lĩnh vực này.



Trong những năm qua, nhượng quyền đã có những đóng góp to lớn cho giới khởi nghiệp trong nước. Khi tỉ lệ khởi nghiệp thất bại chung của Việt Nam là 90% thì tỉ lệ thất bại từ nhận nhượng quyền lại thấp hơn rất nhiều, chỉ chiếm khoảng là 20% (số liệu năm 2019). Do đó, ngày càng nhiều starup Việt quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu về nhượng quyền.

Tuy nhiên, trước khi dấn thân vào lĩnh vực này, một điều quan trọng mà các starup cần phải chú ý là việc nắm vững các thuật ngữ nhượng quyền thương hiệu. Hôm nay, hãy cùng Lâm Vũ Group tham khảo bài viết bổ sung các thuật ngữ này vào từ điển khởi nghiệp và hành trang kinh doanh sau này của chúng ta.

Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì?

 



 Tại Việt Nam hiện nay, nhượng quyền chủ yếu được phân chia thành loại hình:

- Nhượng quyền kinh doanh toàn diện: Đây là hình thức nhượng quyền được sử dụng phổ biến hiện nay, các cá nhân hoặc tổ chức sẽ nhận được một mô hình hoàn chỉnh ở tất cả các khâu để nhanh chóng tiến hành kinh doanh.

- Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện: Với mô hình này, đơn vị nhượng quyền chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc một phần công thức hay cũng có thể chỉ là các chiêu thức tiếp thị truyền thông.

Một Số Thuật Ngữ Về Nhượng Quyền Phổ Biến Hiện Nay?




1.      Những thuật nhượng quyền ngữ cơ bản:

Với 4 thương hiệu nhượng quyền là Bánh Mì Que Đà Nẵng, Bánh Mì Cô Ba Sài Gòn, Hamburger Ông Tây và Cửa Hàng Buổi Sáng Tuyệt Vời, Lâm Vũ Group đã sở hữu 1 hệ thống hơn 2300 đại lý, cũng chính là hơn 2300 điểm bán nhượng quyền thương hiệu trải dài từ Bắc vào Nam.

Để dễ dàng tìm hiểu hơn về các thuật ngữ, bạn hãy vào vai một đại lý – người đang sở hữu một điểm bán nhượng quyền của 1 trong 4 thương hiệu đến từ chúng tôi.

Trong mối quan hệ giữa bạn và Lâm Vũ Group, Lâm Vũ Group chính là:

Ø  Bên nhượng quyền (franchisor): Là đơn vị mẹ, nơi hiện đang làm chủ tên thương hiệu hoặc dịch vụ để mang ra nhượng quyền thương hiệu. Đơn vị này có quyền cho phép các cá nhân, tổ chức khác sử dụng thương hiệu, dịch vụ của mình để nhận về một khoản phí nhất định.

Bạn chính là:

Ø  Bên nhận quyền (franchisee): Là cá nhân, tổ chức được tiến hành hoạt động kinh doanh dưới thương hiệu, dịch vụ mà Bên nhượng quyền đã cung cấp, đổi lại các cá nhân, tổ chức này phải thanh toán các chi phí nhượng quyền cần thiết cho Bên nhượng quyền.

Bản hợp đồng mà Lâm Vũ Group và bạn đã ký kết sau quá trình tư vấn và tìm hiểu các mô hình của chúng tôi:

Ø  Hợp đồng nhượng quyền (franchise agreement): Chi tiết hoá tất cả những điều khoản ràng buộc và nghĩa vụ của cả 2 bên trong nhượng quyền, đồng thời nêu rõ khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng – thường tính theo năm.

Tất cả các chi phí bạn đã thanh toán cho Lâm Vũ Group để chính thức trở thành một đại lý, sở hữu 1 điểm bán nhượng quyền hoàn chỉnh mang 1 trong 4 thương hiệu của chúng tôi:

Ø  Phí nhượng quyền (franchise fee): Còn được gọi là phí gia nhập, đây là số tiền ban đầu mà Bên nhận quyền phải trả cho Bên nhượng quyền để tiến hành ký kết hợp đồng và các hoạt động về sau như: Chuyển giao công nghệ, huấn luyện, hành chính …

Ngoài ra, có loại chi phí khác mà Lâm Vũ Group không thu đối với các đại lý của mình. Tuy nhiên, với một số thương hiệu nhượng quyền khác thì loại chi phí này vẫn là bắt buộc.

Ø  Phí thành viên (royalty fee): Là chi phí mà Bên nhận quyền phải trả hàng tháng cho Bên nhượng quyền. Chi phí này được trả cho việc duy trì hoạt động và thường được tính theo % doanh thu hoặc lợi nhuận của Bên nhận quyền.

2.      Những thuật ngữ nhượng quyền chuyên sâu hơn:

Ø  Master franchise: Là hình thức mà Bên nhận quyền được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể với cam kết tăng (phát triển) số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền, trong từng giai đoạn cụ thể.

Ø  Bên nhượng quyền thứ cấp: Là đơn vị có quyền cấp lại thương hiệu, dịch vụ đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho các các nhân, tổ chức khác.

Ø  Bên nhận quyền thứ cấp: Là cá nhân, tổ chức được tiến hành hoạt động kinh doanh dưới thương hiệu, dịch vụ mà Bên nhượng quyền thứ cấp đã cung cấp.

Ø  Quyền thương mại chung: Là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp – được phép nhượng quyền thương hiệu, dịch vụ cho các Bên nhận quyền thứ cấp.

Ø  Hợp đồng nhượng quyền thứ cấp: Là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp.

Nhượng quyền thương hiệu đang được đánh giá là một xu hướng kinh doanh an toàn tại Việt Nam, việc nắm và hiểu được những thuật ngữ liên quan đến nhượng quyền sẽ giúp cho các starup tự tin hơn khi chính thức bước vào con đường lập nghiệp sau này.

Lâm Vũ Group với quá trình phát triển lâu dài, cùng uy tín số 1 trong ngành nhượng quyền ẩm thực Việt Nam, sẽ là một lựa chọn lý tưởng để bạn bắt đầu một hành trình lập nghiệp mới, đánh thức các giá trị bản thân và mang về những ngày kinh doanh tuyệt vời.

Kết nối với chúng tôi qua tổng đài 088.808.47.47, đội ngũ nhân viên Lâm Vũ Group luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

 ---------------------------------------------------------------------

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ

·        Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47

·        Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM

·        Website: https://lamvugroup.vn/

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN VÀ 7 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CẦN TRÁNH


Với tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế sau đại dịch, kinh doanh nhượng quyền đã trở thành một lựa chọn khởi nghiệp phổ biến. Thay vì phải bắt đầu một hành trình
XEM THÊM

TOP 5 THƯƠNG HIỆU KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN UY TÍN NĂM 2024


Trong giai đoạn nửa đầu năm 2024, thị trường kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động với sự phát triển bùng nổ của các mô hình F&B và hệ thống cửa hàng
XEM THÊM

VÌ SAO NHƯỢNG QUYỀN ĐỒ ĂN SÁNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU HƠN TỰ MỞ QUÁN?


Với tỷ lệ rủi ro cực thấp, kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng đang là ý tưởng khởi nghiệp được quan tâm hàng đầu 2023. Hãy cùng Lâm Vũ Group tìm hiểu qua bài viết sau.
XEM THÊM
CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM THỰC LÂM VŨ
Trụ sở chính: Lầu 5, Số 344 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng đại diện: Số 59, đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0315 951 866 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 10/10/2019
SĐT: 088 808 4747
Email: lamvu.gtvt@gmail.com