Đứng trên vai trò là người đi mua hoặc nhận nhượng quyền một thương hiệu bất kỳ, bạn cần phải nắm rõ các kiến thức liên quan đến franchise. Và tất nhiên những bước cơ bản xoay quanh quy trình nhượng quyền thương hiệu là trong những vấn đề không thể bỏ qua trong tình huống này.
Thông qua bài viết sau đây, Lâm Vũ Group sẽ chỉ ra và phân tích những bước cơ bản mà người chuẩn bị nhận nhượng quyền cần phải quan tâm. Hãy lưu ý rằng, đây là những gợi ý có chặt lọc, là một phần trong quy trình nhượng quyền chuẩn của Lâm Vũ Group, hoàn toàn không phải là toàn bộ quy trình của chúng tôi.
Kết quả của quá trình kinh doanh không thành công thường bị đổ lỗi cho các thương hiệu nhượng quyền. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân của sự thất bại ấy lại bắt nguồn từ chính chúng ta – những người đi mua nhượng quyền.
Đừng quên rằng, trước khi các thương hiệu được khoác vai lên tấm áo nhượng quyền thì chúng đã phải trải qua một quá trình nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm mức độ thành công. Ở tầm mức vĩ mô, các cơ hội kinh doanh này đều có khả năng tạo nên thành công cho tất cả các cá nhân, đơn vị muốn đồng hành. Vì thế để thành công ngay từ khâu chuẩn bị, việc quan trọng trước mắt là đánh giá chính mình. Xem xét điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các hiểu biết liên quan đến nhượng quyền thương hiệu.
Đứng ở vị trí là người chuẩn bị nhận nhượng quyền kinh doanh, bạn hãy ghi nhớ thật kỹ và không được bỏ qua dù chỉ là 1 trong các bước sau đây.
Ẩm thực, thời trang và bán lẻ là các hình thức nhượng quyền được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam. Trong đó, phát triển mạnh mẽ nhất vẫn là lĩnh vực ẩm thực với nhiều năm liền dẫn đầu thị phần nhượng quyền nước ta.
Do là “sân chơi” màu mỡ với kích thước thị trường lớn nên ẩm thực thu hút khá đông người đầu tư. Giá nhượng quyền thương hiệu của lĩnh vực này cũng rất đa dạng để lựa chọn. Trải rộng từ khoảng vài triệu, vài chục đến vài trăm triệu. Thậm chí là tiền tỉ đối với những thương hiệu quốc tế.
Được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình nhượng quyền thương hiệu. Việc tìm hiểu, đánh giá và đưa ra các so sánh ở bước này đòi hỏi bạn không chỉ thận trọng, mà còn phải có thêm tầm nhìn cho tương lai xa hơn. Không chỉ là cái lợi trước mắt, bạn còn phải vẽ ra cả một tương lai lâu dài sau 3 tháng, nửa năm, một năm và nhiều năm.
Các tiêu chí dễ dàng nhất mà bạn có thể tìm ra để bắt đầu việc so sánh là quy mô của hệ thống điểm bán và lượng khách hàng tại một điểm bán đã đi vào hoạt động. Kết hợp thêm các nguồn thông tin của người thân và trên mạng thì bạn đã có thể chọn ra một thương hiệu tiềm năng.
Lưu ý đối với các thương hiệu có tuổi đời dưới 2 năm, hãy thêm vào mục đánh giá công ty chủ quản của thương hiệu đó. Nếu công ty đã có kinh nghiệm trong ngành như việc phát triển thành công một vài thương hiệu trước đó, thì bạn mới có thể yên tâm đồng hành.
Sau quá trình so sánh, chắc chắn sẽ có một thương hiệu nổi bật nhất xuất hiện. Vào lúc này, bạn chỉ nên tập trung cho duy nhất thương hiệu đó. Ở bước 2 của quy trình nhượng quyền thương hiệu, nếu bạn chỉ đánh giá lượng khách ở 1 điểm bán thì bước này nên mở rộng phạm vi đánh giá xa hơn và sâu hơn. Hãy đặt ra các câu hỏi cho đơn vị cung cấp nhượng quyền:
- Lợi nhuận tính trên 1 sản phẩm
- Chính sách giao hàng và trữ hàng
- Các chương trình truyền thông, marketing được hỗ trợ
- Khả năng duy trì sự phát triển bền vững của điểm bán
- …
Mặt bằng luôn là vấn đề muôn thuở khiến chúng ta phải đau đầu. Với nhượng quyền, lời khuyên cho bạn là không nên tập trung quá nhiều thời gian để tìm kiếm mặt bằng đông người. Hãy dành thời gian để tìm ra một mặt bằng phù hợp. Hãy tham khảo những lời khuyên của chính đơn vị nhượng quyền về cả không gian, chi phí thuê và các điều khoản của hợp đồng thuê mặt bằng.
Trước khi đặt bút ký kết, hãy kiểm tra thật kỹ càng các điều khoản ghi trong hợp đồng. Có rất nhiều vấn đề quan trọng mà người nhận nhượng quyền thường bỏ qua như: Khoảng cách tối thiểu giữa điểm bán của mình và điểm bán khác cùng thương hiệu, sự hỗ trợ sau ký kết, các điều khoản bất lợi và có lợi trong hợp tác, điều khoản sang nhượng thương hiệu và chấm dứt hợp đồng …
Đến giai đoạn này thì bạn đã chính thức làm chủ một điểm bán nhượng quyền. Và đương nhiên bạn sẽ được hỗ trợ nhiều hơn thay vì “tự lực cánh sinh” như việc phát triển một thương hiệu mới.
Tham khảo thêm bài viết: Lý do nên kinh doanh Bánh Mì Que Đà Nẵng
Trên đây là một số bước quan trọng trong quy trình nhượng quyền thương hiệu mà người chuẩn bị kinh doanh cần phải chú ý. Với Lâm Vũ Group, chúng tôi luôn mong muốn các bạn sẽ có những quyết định sáng suốt để mang lại thành công cho chính mình. Trở thành đại lý của chúng tôi, một quy trình nhượng quyền Bánh Mì Que Đà Nẵng, Hamburger Ông Tây bài bản và chuyên nghiệp sẽ dành cho các bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của Lâm Vũ Group.
----------------------------------------------------------------
KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ
· Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47
· Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM
· Website: https://lamvugroup.vn/
Xem thêm:
Video - Giảm thiểu rủi ro với mô hình kinh doanh của Lâm Vũ Group