Nhượng quyền thương mại (franchise) hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ tại Việt Nam. Trong vài năm qua, thành công của nhiều ông lớn về nhượng quyền và sự trưởng thành mạnh mẽ của các thương hiệu Việt đã góp phần quảng bá rộng rãi hình thức này.
Hôm nay, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến với quý bạn đọc bài viết: Lịch sử ra đời và phát triển của nhượng quyền tại nước ta.
Số liệu cuối năm 2019,
nước ta hiện đang có:
Cùng với sức tiêu thụ cao, mức thu nhập ngày càng tăng và nền kinh tế trên đà mở cửa toàn diện, Việt Nam được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá là thị trường đầy tiềm năng để đầu tư và phát triển các hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Nhượng quyền thương mại (franchise) từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ tại Việt Nam. Trong vài năm qua, thành công của nhiều ông lớn về nhượng quyền và sự trưởng thành mạnh mẽ của các thương hiệu Việt đã góp phần quảng bá rộng rãi hình thức này.
Với hệ thống hơn 2200
điểm bán rộng khắp cả nước, Lâm Vũ Group tự hào khi là một thành viên nằm trong
hàng ngũ nhượng quyền mạnh tại Việt Nam.
Hôm nay, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến với quý bạn đọc: Lịch sử ra đời và phát triển của nhượng quyền tại nước ta.
Nhượng quyền là một hình thức thương mại tại Việt Nam
Năm 1998, lần đầu tiên
thuật ngữ “franchise” xuất hiện trong một văn bản pháp quy của Việt Nam.
Tại Thông tư số 1254/1998/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Nghị định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ có đề cập đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh” với giải thích tiếng Anh là “franchise”.
Đến năm 2005, hoạt động nhượng quyền thương mại được công nhận chính thức lần đầu tiên trong Luật Thương mại năm 2005, xác nhận nhượng quyền như một hoạt động thương mại đặc thù bên cạnh các hoạt động thương mại truyền thống khác.
Một vài ý kiến cho rằng, nhượng quyền thương mại đã bắt đầu hình thành tại Việt Nam từ trước năm 1975 do các trạm xăng dầu của Mỹ như Mobil, Exxon, Sell… hoạt động theo hình thức này tại miền nam lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, thực tế biết
đến nhiều hơn với lịch sử nhượng quyền Việt Nam bắt đầu từ sau năm 1995 bởi sự
ra đời của các cơ sở kinh doanh thiết bị lọc nước.
Những tưởng sẽ là một khởi đầu suôn sẽ, nhưng thị trường ngày ấy còn quá xa lạ với sự khác biệt của nhượng quyền, một phần từ bản thân doanh nghiệp chưa có đủ vị thế, kết hợp với nền kinh tế mở còn non trẻ, làm những bước đi của nhượng quyền giai đoạn này không mấy thành công.
Nói đến sự thành công
trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, Trung Nguyên được xem như
một đàn anh, một doanh nghiệp tiên phong trong thời kỳ phát triển của loại hình
này.
Triển khai mô hình nhượng
quyền từ năm 2000, nhờ khai thác tốt các đặc trưng, hệ thống cửa hàng của
thương hiệu cà phê sạch nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Cho đến nay, đã có khoảng 2500 cửa hàng trên cả nước đang mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên cùng với một số cửa hàng nhượng quyền tại 60 quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả những thị trường khó tính như Anh, Pháp, Singapore, Nhật Bản và xa xỉ như Dubai, Hoa Kỳ...
Theo sau Trung Nguyên, tháng 6/2003, Phở 24 cho khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2011, đã có đến 60 tiệm phở được nhượng quyền trong nước và 20 tiệm ở nước ngoài. Trong chưa đầy 10 năm, Phở 24 trở thành cái tên đình đám, được trong ngoài quốc tế vô cùng ngưỡng mộ lúc bấy giờ.
Không dừng lại ở đó,
năm 2004, Kinh Đô Bakery cũng tham gia sân chơi tiềm năng này, cửa hàng nhượng
quyền đầu tiên mang thương hiệu Kinh Đô Bakery chính thức hoạt đông vào tháng
10/2004.
Sau khi trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO vào năm 2007, hoạt động thương mại tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động.
Không nằm ngoài xu thế phát triển của đất nước, vào thời điểm đó thị trường nhượng quyền Việt Nam được dự đoán sẽ đón nhận hàng loạt những thương hiệu mới trong tương lai.
Tính đến ngày
12/6/2020, Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cấp phép cho
262 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Trong đó phải
kể đến những cái tên như:
Bên cạnh các ông trùm quốc tế thì nhiều thương hiệu nhượng quyền châu Á cũng không hề thua kém tại thị trường Việt Nam, một số cái tên phải kể đến như: Jollibee (Philippines), Ministop (Nhật Bản), BreadTalk (Singapore), The Pizza Company, (Thái Lan),…
Những thương hiệu nhượng quyền ngoại quốc ồ ạt vào Việt Nam
Từ năm 2014 với cam kết
mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, sân chơi nhượng quyền Việt Nam trở thành nơi
tham gia của nhiều lĩnh vực phong phú. Không chỉ dừng lại ở hoạt động nhượng
quyền kinh doanh ẩm thực, mà còn mở rộng sang thời trang, kinh doanh nội thất …
Theo số liệu báo cáo, trong
các thương hiệu nước ngoài mà Việt Nam nhận nhượng quyền
Không chỉ là miếng mồi
ngon của riêng các thương hiệu nước ngoài, trong giai đoạn từ sau năm 2007,
không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn tận dụng thời cơ hấp dẫn này để
triển khai các mô hình nhượng quyền.
Nhiều cái tên nổi tiếng
được đông đảo người tiêu dùng biết đến như Hot & Cold, Bobapop, Cháo Cây Thị,
Elite Fitness, Vinmart,… đã từng và vẫn đang rất mạnh trong thị trường nhượng
quyền Việt Nam.
Đi cùng xu hướng thương mại đổi mới, năm 2015 Lâm Vũ Group chính thức trình làng thương hiệu nhượng quyền Bánh Mì Que Đà Nẵng và mang về nhiều thành tích đang tự hào. Trong đó phải kể đến thành công lớn với sự ra đời hơn 2200 điểm bán mang các thương hiệu của Lâm Vũ Group chỉ sau 5 năm.
Nhiều người có thể đặt
ra câu hỏi: Điều gì khiến Việt Nam trở nên đặc biệt? Tại sao thương mại nhượng
quyền lại phát triển ổ ạt tại Việt Nam trong những năm qua?
Ngoài những thông điệp
đã đưa ra ở đầu bài viết, còn có thêm một sự thật không thể phủ nhận rằng: Việt
Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, người dân Việt
Nam cũng ngày càng thấu hiểu hơn những giá trị khi trở thành người làm chủ thay
vì phải chịu cảnh làm công.
Cũng từ đó, nhượng quyền
đã thực sự có chổ đứng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong lịch sử hình
thành, nhượng quyền đã thể hiện rõ những ưu việt từ đặc tính của mình. Trong hiện
tại nó đang phô diễn sức mạnh với hàng loạt các hệ thống lớn.
Và trong tương lai, biết
đâu nhượng quyền thương hiệu sẽ trở thành một hình thức hàng đầu, chi phối và quyết định
câu chuyện thương mại của nền kinh tế Việt Nam, bạn nghĩ sao về suy luận này?
-------------------------------
KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ
· Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47
· Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM
· Website: https://lamvugroup.vn/