1001 Cách Giữ Chân Khách Quen Cho Các Mô Hình Kinh Doanh Ẩm Thực

Không chỉ xét về kinh doanh ẩm thực mà đối với bất cứ ngành nào thì việc tìm kiếm và thu hút được những khách hàng mới luôn có sự thú vị và hấp dẫn hơn.

Nhưng bên cạnh đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của những vị khách hàng cũ – những người có khả năng lặp lại hành vi mua hàng nhiều lần và trở thành khách hàng trung thành của chúng ta.

Theo các chỉ số đánh giá, việc tăng 2% trong các hoạt động nhằm giữ chân khách hàng cũ, sẽ có thể giúp cho cơ sở kinh doanh cắt giảm lên đến 10% chi phí trong lợi nhuận thu về.

Con số nghe có vẻ béo bở này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mô hình kinh doanh ẩm thực hiện nay. Tuy nhiên, việc thu hút được một khách hàng dùng thử các món ăn của chúng ta đã là một quá trình gian lao, thì việc làm sao để giữ chân và để biến họ trở thành “fan cứng” lại là một điều khó khăn hơn nữa.

Với hệ thống hơn 2300 điểm bán nhượng quyền ẩm thực trên toàn quốc, Lâm Vũ Group đã tổng hợp các kinh nghiệm và kiến thức để gửi đến những nhà kinh doanh F&B một số lời khuyên qua bài viết như sau:

Đảm Bảo Tốt Nhất Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Ở Các Mô Hình Kinh Doanh Ẩm Thực


Nói một cách đơn giản, dịch vụ chăm sóc khách hàng ở đây là một tập hợp những ý tưởng, hướng đi của người làm chủ vận dụng lên chính khách hàng của mình, nhằm tăng giá trị của khách hàng đó cho mô hình chúng ta.

·        Đào tạo để nhân viên dùng sự tôn trọng để đối xử với khách hàng:

Đây được xem là vấn đề quan trọng nhất trong khâu dịch vụ của các mô hình kinh doanh ẩm thực, bởi nếu chưa hoàn thành tốt công tác này, thì bạn đừng mong sẽ có cơ hội để thực hiện các vấn đề xa hơn.

Phải nhớ rằng, nhân viên và kể cả bạn đều là con người, chúng ta đều có những buồn vui và đôi lúc mất kiểm soát bởi những cảm xúc ấy. Việc của bạn ở đây không phải là kiểm soát thái độ của nhân viên, mà cần phải điều khiển chúng.

Từ ban đầu, hãy đề ra những quy tắc ứng xử rõ ràng và đừng ngại thêm vào các khoản thưởng phạt cho nhân viên, đó sẽ là cách hiệu quả nhất để nhân viên hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

·        Giờ bán cố định và dễ nhớ

Đừng lúc nắng lúc mưa như tâm hồn của một cô thiếu nữ.

Vì bữa ăn là nhu cầu có tính thời điểm nên bạn hãy chọn những khung giờ cố định để khách hàng cũ tiện ghé qua. Đồng thời hãy kinh doanh xuyên suốt và tránh tình trạng mệt thì nghỉ bán để khách hàng không phải “nổi điển” vì đã tốn công tìm đến bạn.

·        Trở nên linh hoạt (áp dụng tốt cho các mô hình chuỗi, hệ thống nhiều điểm bán)

Đặt trường hợp, bạn vừa bán hết phần ăn cuối cùng thì vị khách quen thuộc lại ghé qua, bạn sẽ từ chối họ?

Hãy linh hoạt để tìm ra cách xử lý trong vấn đề này, bạn có thể xin khách hàng một ít thời gian để nấu nhanh một phần ăn cho họ. Hoặc nếu bạn đang trong một hệ thống lớn với nhiều điểm bán xung quanh, hãy liên lạc để tìm ra một phần ăn nhanh nhất cho khách hàng của mình.

·        Tiếp nhận vui vẻ các đóng góp từ khách cũ

Trên ai hết, những vị khách “mối” chân chính thường khá “lắm lời” bởi họ đã có một thời gian trải nghiệm lâu dài cùng chúng ta. Bất chợt vào một ngày, ta vô tình bỏ muối nhiều hơn vào món ăn, chính họ là người nhận ra vị mặn bất thường và cho chúng ta những góp ý.

Đừng thấy phiền vì những góp ý đó, mà thay vào đó hãy thể hiện sự niềm nở và biết ơn, vì dù đúng hay sai thì hành động trên của khách hàng cũng chỉ xuất phát từ mong muốn cho mô hình kinh doanh ẩm thực của chúng ta được tốt lên từng ngày.

Đảm Bảo Lòng Tin Cho Khách Hàng

 

·        Chú ý đến danh tiếng:

Ngày nay, đặc biệt là trong những thành phố lớn nơi mà sự cạnh tranh đang diễn ra từng ngày, từng giờ, mô hình kinh doanh ẩm thực của bạn có thể "chìm xuống" cực nhanh một khi vướng phải một vấn đề tiêu cực.

Khách hàng mới lúc này có thể chưa biết bạn là ai nên họ cũng không lưu lại nhiều ấn tượng về vấn đề này. Nhưng với khách hàng cũ, họ chắc chắn sẽ chú ý rất nhiều, vì điểm bán này, cửa hàng này là nơi họ mua hàng mỗi ngày, và có thể họ sẽ quay lưng với bạn.

·        Đồng bộ và tiến bộ theo thời gian:

Khách hàng có nhiều sự lựa chọn, nhưng một khi họ quay trở lại thì chắc hẳn là món ăn của bạn đã vừa ý họ, và thứ họ mong muốn cho lần trải nghiệm này – đơn giản chỉ là giống hệt như lần trước.

Nhiệm vụ của bạn là đảm bảo sự ổn định cho món ăn, về cả hương vị lẫn chất lượng. Tuy nhiên, đừng mãi giậm chân tại chỗ, “tôi ăn ở đây hơn 2 năm mà sao mọi thứ không có sự cải tiến?” Hãy không ngừng khám phá những công thức mới, cách sáng tạo mới để không làm phụ lòng những vị khách của chúng ta.

Tiến Những Bước Xa Hơn Trong Quan Hệ Khách Hàng

 



Nhiều vị khách cũ, và nhất khách lâu năm thường có trong mình suy nghĩ:

“Chúng tôi đã ủng hộ bạn rất lâu, đã bỏ tiền vì bạn rất nhiều. Vì thế, chúng tôi cần nhận được những giá trị nhiều hơn một khách hàng mới”

Nếu khách hàng đã đòi hỏi, thì tại sao chúng ta lại không đáp ứng, với một mô hình kinh doanh ẩm thực, chỉ cần vài hành động nho nhỏ đã đủ để chúng ta lấy lòng các vị khách của mình, ví dụ như:

·         Hình thành mối quan hệ thân thiết và cởi mở

·        Có các ưu đãi đặc biệt về giá hoặc các chương trình khuyến mãi riêng

·        Thường xuyên xin những phản hồi về món ăn và cách phục vụ

Có rất nhiều chiến lược hiệu quả cho việc duy trì và giữ chân những khách hàng quen thuộc. Với kinh doanh ẩm thực, đôi khi chỉ cần một nụ cười lại có hiệu quả hơn rất nhiều lần so với những món quà xa xỉ.

Hãy sáng suốt để tìm ra những chiến lược phù hợp nhất cho mô hình của mình, Lâm Vũ Group chúc bạn thành công với những quyết định sáng suốt ấy.

----------------------------------------------

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ

- Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47

- Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM

- Website: https://lamvugroup.vn/

Xem thêm: 

7 bước đánh giá nhượng quyền thương hiệu có nên hợp tác hay không

5 lý do nên kinh doanh bánh mì que có thể bạn chưa biết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN VÀ 7 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CẦN TRÁNH


Với tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế sau đại dịch, kinh doanh nhượng quyền đã trở thành một lựa chọn khởi nghiệp phổ biến. Thay vì phải bắt đầu một hành trình
XEM THÊM

TOP 5 THƯƠNG HIỆU KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN UY TÍN NĂM 2024


Trong giai đoạn nửa đầu năm 2024, thị trường kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động với sự phát triển bùng nổ của các mô hình F&B và hệ thống cửa hàng
XEM THÊM

VÌ SAO NHƯỢNG QUYỀN ĐỒ ĂN SÁNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU HƠN TỰ MỞ QUÁN?


Với tỷ lệ rủi ro cực thấp, kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng đang là ý tưởng khởi nghiệp được quan tâm hàng đầu 2023. Hãy cùng Lâm Vũ Group tìm hiểu qua bài viết sau.
XEM THÊM
CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM THỰC LÂM VŨ
Trụ sở chính: Lầu 5, Số 344 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng đại diện: Số 59, đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0315 951 866 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 10/10/2019
SĐT: 088 808 4747
Email: lamvu.gtvt@gmail.com