7 bước đánh giá thương hiệu nhượng quyền có nên hợp tác hay không?

Ngày nay, việc nhiều người lựa chọn các thương hiệu nhượng quyền để đầu tư kinh doanh đã là điều không còn quá xa lạ. Có rất nhiều thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam để bạn lựa chọn, tuy nhiên không phải cứ chọn đại một cái tên thương hiệu nào đó để rót tiền vào là sẽ thành công. Cần phải đánh giá, tìm hiểu kỹ về bên nhượng quyền để có hướng kinh doanh an toàn. Bài viết sau đây Lâm Vũ Group xin chia sẻ “7 bước đánh giá thương hiệu nhượng quyền có nên hợp tác hay không?” Mời các tham khảo!

Bước 1: Đánh giá năng lực, nguồn vốn cá nhân 

Xem xét lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà bạn đang muốn mua nhượng quyền thương hiệu có phù hợp với mong muốn (sở thích, lợi nhuận…)  và điều kiện cá nhân hiện tại hay không? 

Đánh giá tài chính, nguồn vốn bạn đang có có đủ để kinh doanh và duy trì cửa hàng trong những tháng đầu không vì những tháng đầu lượng khách thường chưa ổn định, cần mất ít nhất 1-2 tháng để đi vào hoạt động bình thường nên luôn phải dự trù nguồn vốn dư ra 1 khoản. 

kinh-doanh-nhương-quyen
Đánh giá năng lực và nguồn vốn cá nhân 

Đánh giá thị trường hiện tại và tiềm năng trong tương lai, điều này giúp bạn xác định chính xác hơn về nhu cầu tiêu dùng hướng phát triển của lĩnh vực kinh doanh bạn hướng đến để đưa ra tiêu chí lựa chọn đơn vị nhượng quyền sẽ hợp tác phù hợp. 

Bạn có thể sử dụng phương pháp phân tích SWOT: Nhằm xây dựng kế hoạch đúng đắn và tạo nền tảng phát triển chắc chắn cho mô hình kinh doanh, nắm được điểm mạnh - điểm yếu của bản thân, cơ hội - thách thức của thị trường từ đó giảm thiểu rủi ro, gia tăng cơ hội thành công. 

Xem thêm những bài viết liên quan tại đây. 

Bước 2: Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền 

Sau khi xác định được nguồn vốn bản thân đang có, ta tiến hành lựa chọn những thương hiệu nhượng quyền phù hợp với vốn hiện tại. Tuy nhiên, phù hợp không chỉ đo lường bởi vốn mà cần những yếu tố kèm theo khác: So sánh các thương hiệu nhượng quyền cùng lĩnh vực với nhau, đánh giá độ uy tín và thương hiệu thông qua số năm hoạt động, số điểm bán nhượng quyền hiện tại hoặc cửa hàng thương hiệu đang có, những hỗ trợ mà bên nhượng quyền mang lại nếu hợp tác. 

Để tránh rủi ro không cần thiết, Lâm Vũ Group khuyên bạn nên lựa chọn những thương hiệu đã hoạt động lâu trong ngành thay vì các thương hiệu nhượng quyền mới nổi. Một thương hiệu lâu năm luôn có 1 độ uy tín nhất định mà không dễ gì những thương hiệu mới nổi đạt được. 

kinh doanh nhương quyen thuong hieu
Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp để kinh doanh 

Bước 3: Tìm hiểu kỹ về công ty, đơn vị nhượng quyền 

Tại bước 2 ta đã chọn sơ bộ được công ty phù hợp để hợp tác nhượng quyền thương hiệu. Đến bước 3 cần đi sâu hơn về công ty sẽ hợp tác: Quá trình hoạt động, người làm chủ công ty nhượng quyền, các kênh truyền thông xã  hội ( Facebook, Instagram, Website, Linkedin…).

Hẹn 1 cuộc gặp mặt trao đổi cụ thể với bên nhượng quyền và lắng nghe, thu thập thông tin: 

  • Thông tin về thị trường công ty đang hoạt động 
  • Nắm được chính xác hình thức nhượng quyền thương hiệu
  • Nắm được những việc bạn cần thực hiện để thành công trong mô hình kinh doanh này
  • Nắm được định hướng và giá trị công ty mang đến cho đối tác nhượng quyền
  • Môi trường cạnh tranh và định vị công ty trên thị trường hiện nay
  • Các chính sách hỗ trợ và đào tạo từ công ty
  • Giá nhượng quyền thương hiệu

Kết hợp đánh giá trong lúc thu thập thông tin:

  • Người đại diện nhượng quyền có kiến thức tốt về ngành hay không? ( Nếu người đại diện gặp mặt không chuyên nghiệp, không nắm rõ thì phần nào phản ánh được chất lượng làm việc của công ty) 
  • Bên phía công ty nhượng quyền có chỉ rõ lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường hay không? ( Nếu trả lời 1 cách mông lung và mập mờ không cụ thể, chắc chắn công ty này có vấn đề)
  • Bên nhượng quyền có đưa ra hướng đi rõ ràng để bạn đạt được thành công khi hợp tác hay không ( Lời khuyên: Không nên tin vào những cam kết chỉ cần đầu tư, thì 100% phía công ty sẽ hỗ trợ thành công. Điều này hoàn toàn phi lý)
  • Người đại diện công ty nhượng quyền có hào hứng, đam mê khi chia sẻ về công việc kinh doanh này hay không? 

Bước 4: Khảo sát cửa hàng, đại lý nhượng quyền của thương hiệu

Đương nhiên, không phải chỉ 1 buổi gặp mặt nói chuyện đã xác định chính xác tình hình hoạt động công ty qua lời người đại diện là đúng. Ta cần đi khảo sát thực tế cửa hàng, đại lý nhượng quyền của thương hiệu: Xem xét quy trình hoạt động, có thể ngồi quan sát số lượng khách hàng mỗi ngày ghé mua (tầm 3 ngày trong tuần), sử dụng thử dịch vụ/ sản phẩm. Từ đó đánh giá chất lượng sản phẩm/ dịch vụ có tốt không? Quy trình hoạt động ổn chưa? Doanh thu về mỗi ngày có đúng như những gì bên đại diện thương hiệu giới thiệu không? Nếu tất cả đều ổn và đồng bộ với những gì bên nhượng quyền cung cấp thông tin chứng tỏ đây là 1 thương hiệu uy tín. 

Bước 5: Phân tích, nghiên cứu hợp đồng

Bạn cần liên hệ lại với bên nhượng quyền thương hiệu và trao đổi kỹ hơn về các điều khoản trong hợp đồng. Nếu bạn còn lo sợ chưa đủ hiểu biết về các vấn đề trong hợp đồng thì nên tham vấn người có chuyên môn trong nhượng quyền hoặc mời luật sư.

Có các điều khoản hợp đồng bạn cần quan tâm như: Chi phí nhượng quyền, chi phí nguyên vật liệu/ dụng cụ, chi phí vận hành hàng tháng, thời hạn hợp đồng, các điều khoản hỗ trợ cho điểm bán nhượng quyền, khoảng cách giữa các điểm bán, quy trình cấp phép và nhượng quyền… Nên chú ý kỹ và nếu có thắc mắc hãy hỏi ngay với bên nhượng quyền để được giải đáp kịp thời, phải nên rõ ràng mọi thứ ngay từ đầu. 

Bước 6: Ký hợp đồng nhượng quyền

hop dong nhương quyen thương hieu
Ký kết hợp đồng kinh doanh nhượng quyền 

Kiểm tra kỹ 1 lần nữa các điều khoản trong hợp đồng. Một lần nữa nên tham khảo ý kiến người tham vấn cùng bạn về: khu vực được phép nhượng quyền; chi phí nhượng quyền ban đồng và qua từng tháng, từng năm; sự hỗ trợ và các điều khoản có những lợi ích và bất cập gì trong quá trình kinh doanh; các điều khoản chấm dứt hợp đồng. 

Sau khi đã không còn gì thắc mắc về hợp đồng nữa, bạn có thể ký kết hợp đồng. 

Bước 7: Bắt tay vào mở cửa hàng hoạt động

Thường các vấn đề về mặt bằng sẽ có bên nhượng quyền xuống kiểm tra, đánh giá và tư vấn mặt bằng phù hợp cho bạn và hỗ trợ bàn giao quy trình vận hành. Nhiệm vụ của bạn bây giờ chính là xắn tay áo lên và bắt tay vào lên kế hoạch hoạt động quán thôi. 

Với những tiêu chí trên, Lâm Vũ Group hi vọng bạn sẽ lựa chọn được thương hiệu nhượng quyền uy tín, phù hợp để cùng hợp tác lâu dài. Chúc các bạn thành công!

------------------------------------------------------------------------

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ

·        Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47

·        Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM

·        Website: https://lamvugroup.vn/

Xem thêm:

5 lý do nên kinh doanh bánh mì có thể bạn chưa biết!

Khám phá các mô hình nhượng quyền của Lâm Vũ Group

Top 5 thương hiệu nhượng quyền kinh doanh ít vốn nên đầu tư 2022

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

VÌ SAO NHƯỢNG QUYỀN ĐỒ ĂN SÁNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU HƠN TỰ MỞ QUÁN?


Với tỷ lệ rủi ro cực thấp, kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng đang là ý tưởng khởi nghiệp được quan tâm hàng đầu 2023. Hãy cùng Lâm Vũ Group tìm hiểu qua bài viết sau.
XEM THÊM

ĐỘT PHÁ DOANH THU NGÀY KHAI TRƯƠNG VỚI MÔ HÌNH HAMBURGER ÔNG TÂY


Cùng tìm hiểu về mô hình Hamburger Ông Tây để xem loại hình nhượng quyền này có bí thuật gì mà các đại lý của họ luôn luôn đột phá doanh thu trong ngày khai trương nhé!
XEM THÊM

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG SAU TẾT, KẺ ĐỔ XÔ XIN VIỆC, NGƯỜI BÁN BÁNH MÌ QUE


Quay lại sau Tết Nguyên Đán, khá nhiều người lựa chọn kinh doanh bánh mì que. Lý do của sự thay đổi này đến từ đâu, hãy cùng Lâm Vũ Group tìm ra câu trả lời.
XEM THÊM
CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM THỰC LÂM VŨ
Trụ sở chính: Lầu 5, Số 344 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Văn Phòng đại diện: Số 59, đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0315 951 866 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 10/10/2019
SĐT: 088 808 4747
Email: lamvu.gtvt@gmail.com