Câu chuyện khởi nghiệp nhờ các công ty nhượng quyền thương hiệu ngày nay đã trở nên quen thuộc. Khi mà vấn đề dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn thì việc sở hữu một mô hình có sẵn thương hiệu, phương pháp vận hành như nhượng quyền kinh doanh là điều tất yếu.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO – mở đầu cho sự phát triển của nhượng quyền tại nước ta. Khó ai có thể ngờ rằng từ một đất nước đóng cửa, đề cao văn hóa truyền thống lại có thể hội nhập nhanh và sâu rộng như ngày nay.
Trong vòng 12 năm sau đó, đời sống người Việt ngày càng đi lên. Nhu cầu không chỉ tăng về số lượng mà còn đòi hỏi thêm về chất lượng.
- Người Việt yêu thích sản phẩm có thương hiệu: Thúc đẩy hoạt động nhượng quyền sôi nổi bởi bất kỳ đơn vị nhượng quyền nào cũng chủ trương xây dựng thương hiệu lên hàng đầu.
- Người Việt mong cải thiện cuộc sống từ khởi nghiệp: Nhận nhượng quyền thương hiệu với sự hỗ trợ từ A đến Z từ đơn vị cung cấp không chỉ giúp hiện thực hóa mà trên hết là thành công hóa các giấc mơ làm chủ kinh doanh.
Dễ dàng nhìn ra hoạt động nhượng quyền đã đi sâu vào đời sống người dân. Các công ty nhượng quyền thương hiệu giờ đây đã đưa thương hiệu của mình phủ sóng toàn bộ đất nước. Lotteria, KFC, Jollibee là 3 cái tên tiêu biểu của nhượng quyền thương hiệu quốc tế có mặt ở phần lớn các tỉnh thành Việt Nam.
Nhượng quyền là việc bạn hợp tác với một đơn vị khác và làm theo một số quy định được tổ chức khuôn mẫu. Điều này đồng nghĩa với khả năng bạn sẽ không thể hoàn toàn tự do, tư quyết trong mọi mặt như tự mình khởi nghiệp.
Đổi lại thì bạn sẽ không phải một mình đối mặt, thậm chí là không cần đối mặt với hàng tá các vấn đề phát sinh của một startup. Nói cách khác quá trình khởi nghiệp của bạn sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều so với một người khởi nghiệp tự thân. Bạn không cần một quá trình dài hao tốn tâm tư, thời gian, đòi hỏi kinh nghiệm vững vàng, lý thuyết bài bản, mối quan hệ rộng để xây dựng nên một thương hiệu hoàn toàn mới.
Ngoài nhà hàng và thức ăn nhanh thì dịch vụ sửa chữa và bảo trì, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe,… cũng là lĩnh vực nhượng quyền có tốc độ phát triển khá nhanh, chiếm một chỗ đứng nhất định tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, nhượng quyền ăn uống vẫn là thế mạnh của nhượng quyền.
Có thể bạn không tin, nhưng ngay từ 2 thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, người Việt đã nghĩ đến việc làm chủ các nhà hàng, cửa hàng lớn.
Ý nghĩ này xuất phát từ sự đẩy mạnh quá trình “Việt tiến” của nhiều thương hiệu lớn. Sau 2007, các thương hiệu ngoại ồ ạt vào nước ta. Tích cực đẩy mạnh các khâu truyền thông, đưa ra những lợi ích của việc làm chủ một điểm bán lớn mang thương hiệu ngoại.
- Năm 2010, Domino’s có mặt tại Việt Nam
- Burger King ra mắt năm 2011
- Năm 2012 đánh dấu chặng đường 10 năm KFC có mặt tại nước ta, mở ra thời kỳ phát triển vượt bậc
- Năm 2013 và 2014, người Việt lần lượt đón chào Starbucks và McDonald’s
Một số thương hiệu nổi tiếng không kém cũng bắt đầu được người Việt tin dùng. Các nhà hàng Jollibee, The Pizza Company, BreadTalk lần lượt có mặt khắp nơi. Giới khởi nghiệp nhượng quyền có hoạt động kinh doanh khá phát đạt trong giai đoạn này.
Dịch tiếp diễn gây ra không ít khó khăn cho những chủ nhà hàng, bar, cửa hàng ăn uống lớn… Trong đó bao gồm những nhà hàng, thức ăn nhanh nằm trong chuỗi nhượng quyền.
Những tưởng đây sẽ là dấu hết cho nhượng quyền F&B. Nhưng trong nguy có cơ, thời điểm khó khăn mở ra một hướng đi mới cho toàn ngành dịch vụ ăn uống, đó chính là take away.
Dễ hiểu hơn thì đây là hình thức không phục vụ bữa ăn tại chỗ mà chỉ chuyên bán mang về. Thực tế ghi nhận quá trình bùng nổ của nhượng quyền take away bắt đầu sau khi kết thúc 2 làn sóng dịch đầu tiên. Trên các tuyến đường lớn tại TP Hồ Chí Minh như Cộng Hòa, CMT8, Nguyễn Thị Minh Khai hình ảnh những chiếc xe đẩy hiện đại mang các thương hiệu nhượng quyền Bánh Mì Que Đà Nẵng, Hamburger Ông Tây, Laha Cà phê... xuất hiện khắp nơi.
Phong trào khởi nghiệp dần dần chuyển xu hướng từ những mô hình lớn sang kinh doanh nhượng quyền ít vốn. Cửa hàng take away, xe đẩy của các công ty nhượng quyền thương hiệu dần dần đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình – những người có công việc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Sau làn sóng dịch thứ 4 thì nhu cầu về ăn uống an toàn, không tập trung trong không gian kín tăng cao. Điều này một lần nữa đã đẩy mạnh sự bùng nổ của nhượng quyền take away tại Việt Nam. Đưa mô hình này vào top những xu hướng khởi nghiệp năm 2022 được quan tâm nhất.
Tham khảo ngay cho việc làm chủ một điểm bán nhượng quyền xe đẩy, cửa hàng take away mang các thương hiệu của Lâm Vũ Group tại đây.
Cảm ơn bạn đã theo dõi những thông tin thú vị về các công ty nhượng quyền thương hiệu, cũng như các xu hướng khởi nghiệp mới mà Lâm Vũ Group đã chia sẻ trong bài viết. Xin cảm ơn.
----------------------------------------------------------------
KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CÙNG HỆ THỐNG ẨM THỰC LÂM VŨ
· Tư Vấn Làm Đại Lý: 088.808.47.47
· Văn Phòng: 59 Đường 37, Khu Đô Thị Vạn Phúc, TP. Thủ Đức, TP. HCM
· Website: https://lamvugroup.vn/
XEM THÊM
5 Lý Do Nên Kinh Doanh Bánh Mì Que Có Thể Bạn Chưa Biết
Làm Giàu Với Hình Thức Nhượng Quyền Kinh Doanh Bánh Mì Que Đà Nẵng!
Khởi Nghiệp: Có Nên Nhượng Quyền Thương Hiệu Hay Tự Mở Bán Trên Thương Hiệu Cá Nhân?